Đào tạo nghề sửa chữa điện dân dụng | Dạy nghề sửa chữa điện dân dụng

Đào tạo nghề sửa chữa điện dân dụng trên cơ sở thiếu hụt nhân sự thợ điện dân dụng ở nước ta. Điện năng vô cùng quan trọng đối với sản xuất và sinh hoạt của con người. Tuy nhiên, điện năng cũng là mối hiểm họa đáng sợ nếu chúng ta có những sơ suất với nó. Dạy nghề sửa chữa điện dân dụng tuy không mới nhưng lại luôn cần thiết trong đời sống thường nhật của chúng ta. Nhiều người cho rằng nghề sửa chữa điện dân dụng là việc lắp đặt các đường điện trong nhà hay sửa chữa những thiết bị điện đơn giản. Trên thực tế, nghề sửa chữa điện dân dụng rất rộng và công việc của nghề là vô cùng nhiều.

Đào tạo nghề sửa chữa điện dân dụng

Đào tạo nghề sửa chữa điện dân dụng

Chương trình dạy nghề sửa chữa điện dân dụng

Đào tạo nghề sửa chữa điện dân dụng bao gồm 2 nội dung chính: Điện cơ bản và điện chuyên sâu

1. Điện cơ bản:

  • Linh kiện điện tử cơ bản
  • Các linh kiện điện tử: Điện trở, tụ điện, cuộn cảm, biến áp…
  • Mạch điện tử cơ bản, mạch dao động, mạch khuếch đại…
  • Hàn hút linh kiện điện tử cơ bản, hàn hút IC trên các mạch điện.
  • An toàn điện
  • Khái niệm, ký hiệu, đơn vị đo, ý nghĩa vật lý nguồn điện, dòng điện, công suất, điện áp.
  • Cách sử dụng đồng hồ vạn năng.

2. Điện dân dụng chuyên sâu:

  • Thiết kế và đọc bản vẽ mạch điện nội thất nổi và ngầm.
  • Mạch điện điều khiển, điều khiển bằng rơ le thời gian.
  • Nguyên lý hoạt động, cách lắp đặt mạch điện máy công cụ: mạch đảo chiều quay, mạch đổi hướng sao tam giác…
  • Thiết kế bản vẽ mạng điện trong nhà, ngoài trời.
  • Sửa chữa máy biến áp 1 pha, 3 pha, lắp đặt mạch cơ bản 3 pha.
  • Sửa chữa quạt điện, máy bơm, quạt thông gió…
  • Sửa chữa bếp từ ( đơn, kép ), nồi cơm điện, bình nóng lạnh.
Dạy nghề sửa chữa điện dân dụng

Dạy nghề sửa chữa điện dân dụng

Học viên làm được gì sau khóa học nghề sửa chữa điện dân dụng

1. Những công việc làm được sau khóa học

Sau khóa đào tạo nghề sửa chữa điện dân dụng học viên hoàn toàn có thể hoàn thành những công việc sau:

  1. Lắp đặt và sửa chữa thiết bị điện gia dụng: Lắp đặt, sửa chữa các loại quạt, đèn, lò vi sóng, bếp điện…
  2. Lắp đặt và bảo trì máy phát điện: Sửa chữa, lắp đặt và bảo dưỡng các máy phát điện một pha, quấn dây, sửa chữa các mạch tự động.
  3. Lắp đặt và vận hành động cơ không đồng bộ ba pha: Đấu dây, lắp đặt tạo chiều quay cho động cơ
  4. Lắp đặt và bảo trì máy biến áp: Quấn dây, sửa chữa mạch tự động, chỉnh lưu máy biến áp.
  5. Lắp đặt, bảo trì thiết bị điều khiển và cảnh báo: Lắp các mạch chiếu sáng, báo cháy, chống trộm…
  6. Lắp đặt và sửa chữa hệ thống điện dân dụng: Nối dây, đi dây điện, lắp đặt hệ thống ống luồn…

2. Cơ hội việc làm sau khóa học

Nếu làm việc tại các công ty chuyên thi công hệ thống điện nước thì công việc mà bạn thường xuyên phải tiếp xúc là lắp đặt hệ thống điện cho các tòa nhà, khu chung cư. Tại đây, công việc chủ yếu mà bạn gặp là hệ thống điện 3 pha, các loại máy phát điện, biến áp.

Với công việc như vậy bạn sẽ nhận được mức thù lao từ 6 – 8 triệu/ tháng, đây là mức lương dành cho những bạn mới bước vào nghề. Còn nếu là những người thợ lâu năm thì mức thu nhập có thể cao gấp đôi, tuy nhiên công việc sẽ nhiều hơn và gặp nhiều áp lực về tiến độ công việc.

Nếu bạn hướng tới là cá nhân hộ gia đình thì công việc chính của bạn bây giờ là sửa chữa các thiết bị điện trong nhà như: quạt, đèn, bình nóng lạnh, máy bơm, thiết kế hệ thống đường dây điện trong nhà…Bạn có thể tự mở cửa hàng kinh doanh đồ điện hoặc sửa chữa điện tại nhà. Việc lựa chọn này khiến công việc đỡ vất vả hơn, thời gian làm việc ít hơn nhưng mức thu nhập sẽ không ổn định do thời gian đầu lượng khác chưa có nhiều.

Tóm lại, cơ hội việc làm là vô cùng nhiều, việc lựa chọn làm việc ở đâu là quyết định của các bạn. Nghề nào cũng có những khó khăn vất vả riêng và chúng ta nên tập trung vào một nghề cụ thể, đừng lan man từ nghề này sang nghề khác và cuối cùng không nghề nào được trọn vẹn. Nghề sửa chữa điện dân dụng là một nghề chắc chắn sẽ không bao giờ thiếu việc làm nên các bạn đã xác định theo nghề này thì hãy đặt ra cho mình mục tiêu học tập sao cho đạt được kết quả tốt nhất với nghề.

 

 

 

 

 

 


Bài viết liên quan cùng chủ đề: